Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Phải thật cẩn trọng khi lắp khóa chống trộm cho xe máy thông minh

Tags

Trang bị khóa chống trộm xe máy thông minh là cần thiết. Tuy nhiên, người dùng nên chọn lựa sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh tiền mất tật mang.

Hiện nay tình hình trộm cắp xe diễn ra khá phức tạp. Nhiều loại khóa chống trộm xe máy ra đời tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đảm bảo an toàn cho xe. Lựa chọn cho mình một loại khóa an toàn phù hợp cho xe là một vấn đề khiến nhiều chủ xe lo lắng.

Người tiêu dùng nên chọn các loại khóa chống trộm có thương hiệu

Có cầu có cung, hàng loạt thiết bị trống trộm từ khóa cơ, khóa càng, công tắc đấu nối, các thiết bị chống trộm sử dụng sóng mã hóa được chào bán với giá cả đa dạng.

Các loại khóa càng then xỏ ngang hoặc khóa càng nhỏ được bán với giá từ 30.000 – 150.000 đồng. Khóa từ, khóa cảm ứng bằng cách lắp ốc bí mật ở trước xe có giá 70.000-90.000 đồng. Khóa kèm bàn phím điện tử 8 số được bán ra với giá 170.000 đồng. Cao cấp và thường được chọn lắp đặt hiện nay là các dạng khóa sóng RF có giá từ 400.000 đến hơn 1 triệu đồng tùy chức năng và thiết bị kèm theo. Ngoài ra, hàng loạt sản phẩm trôi nổi với nhiều kiểu “buộc trâu” tự chế được bày bán tràn lan khiến người dùng dễ dàng lạc vào mê hồn trận nếu như không tự trang bị kỹ thông tin.



Chia sẻ kinh nghiệm không mấy may mắn của mình cho những người bạn thắc mắc về sản phẩm chống trộm xe trong một diễn đàn môtô có tiếng, anh Đặng Văn Tuấn (Q.8) cho biết: "Vào thời điểm giữa năm 2013, mình lắp khóa chống trộm cho chiếc Airblade được người bán giới thiệu là sử dụng công nghệ RF mới nhất lúc bấy giờ nhưng không thấy nhãn mác cụ thể. Ba tháng sau xe mình thường xuyên bị khô bình ắc-quy. Sau vài lần thay thế bình ắc-quy mới tình trạng này vẫn diễn ra cho đến khi thử tháo thiết bị chống trộm. Mang lại chất vấn chỗ bán thì họ viện đủ lý do để trốn tránh trách nhiệm".

Một câu chuyện khác của anh Trần Quang Sang (Q.10) càng làm khá nhiều người "hết hồn" về cái gọi là an toàn của khóa chống trộm xuất xứ ngoại nhập: "Vì tính chất công việc phải di chuyển nhiều, tôi nhờ cửa hàng sửa xe thân thiết của mình lắp đặt thiết bị chống trộm xe điều khiển bằng remote để tiện quản lý tài sản. Cứ nghĩ đã bỏ ra 450.000 đồng, một số tiền không nhỏ để lắp đặt thiết bị thì chẳng còn lo xe bị mất trộm. Ngờ đâu chỉ ngay sau khi hạn bảo hành 6 tháng kết thúc, sản phẩm bắt đầu bị lỗi mất tín hiệu, báo động sai. Vì lỗi này mà mình mất chiếc xe "kiếm cơm" cho cả gia đình".

Phần lớn người dùng thường không thực sự quan tâm về thiết bị chống trộm. Họ dựa vào những lời mời chào khá sơ sài của người bán hàng hoặc đơn thuần trên giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt mà vội vã quyết định chọn mua một sản phẩm chống trộm. Hệ lụy thường là việc lắp đặt các sản phẩm không an toàn như tên gọi, dẫn đến các tình huống tiền mất tật mang, tệ hơn nữa là "mất cọc, mất luôn cả trâu".

Người tiêu dùng nên chủ động

Với một lượng lớn sản phẩm có mặt trên thị trường, người tiêu dùng phổ thông khó có thể phân biệt đâu là hàng đảm bảo chất lượng. Thông thường, những thiết bị chống trộm khi lưu hành và bày bán trên thị trường phải có hóa đơn của cửa hàng ghi rõ nguồn gốc xuất xứ do chính nhà sản xuất thiết bị cung cấp và giấy chứng nhận đảm bảo sản phẩm đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm định chất lượng. Do vậy, người tiêu dùng nên yêu cầu người bán cung cấp các giấy tờ này. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ công nghệ khóa mới nhất đang được sản xuất và nếu được, nên chọn một đơn vị sản xuất trong nước để dễ dàng được hỗ trợ kịp thời khi xảy ra sự cố.

Ngoài ra, người dùng nên chọn mua những sản phẩm có tên tuổi, lắp đặt tại những cửa hàng lớn, có uy tín để được đảm bảo về chất lượng và giá cả.


EmoticonEmoticon